MẸ BỊ ÁP XE VÚ CÓ CHO CON BÚ ĐƯỢC KHÔNG?

MẸ BỊ ÁP XE VÚ CÓ CHO CON BÚ ĐƯỢC KHÔNG?

Bị áp xe vú luôn là nỗi ám ảnh kinh hoàng của tất cả các mẹ. Khi nuôi con bằng sữa mẹ phải đối mặt với nhiều vấn đề về tuyến vú như: viêm tuyến vú, áp xe tuyến vú,…vậy khi áp xe vú có cho con bú được không? Và cách phòng tránh áp xe vú hiệu quả, cùng Spectra Baby dõi theo nội dung phía dưới để nắm rõ hơn các mẹ nhé!
 

Áp xe vú là gì

Áp xe vú là hiện tượng trong vú của người mẹ có nang chứa đầy mủ được bao quanh bởi các mô bị viêm nhiễm. Tình trạng này xảy ra là do xâm nhập của vi khuẩn vào các mô vú thông qua núm vú gây nên hiện tượng viêm nhiễm ở ống dẫn sữa và các tuyến sữa. 

Khi bị áp xe vú, cơ thể người mẹ sẽ cố gắng loại bỏ các tác nhân gây nhiễm trùng này bằng cách đưa ra lượng lớn các bạch cầu để chống lại vi khuẩn đến khu vực nhiễm bệnh. Trong quá trình tiêu diệt các vi khuẩn này, các tế bào máu trắng sẽ chết đi, vi khuẩn, các mô chết tồn tại ở trong vú dẫn đến các mô bị viêm tạo thành mủ, gây đơn đớn cho người mẹ.

Các dấu hiệu áp xe vú sau sinh

Khi mẹ cho con bú sau sinh phát hiện những dấu hiệu dưới đây sẽ được chẩn đoán là áp xe vú: 

  • Người mẹ có cảm giác sưng đau, căng tức và nóng quanh vùng bầu ngực.
  • Vùng da đầu núm vú hoặc toàn bộ bầu ngực đỏ ửng lên. 
  • Khi sờ lên vùng ngực sẽ thấy khối cứng gây đau dữ dội. 
  • Trên đầu núm vú lúc này có thể bị thụt vào trong.
  • Khi bị áp xe vú sẽ xuất hiện mủ trắng được chảy ra từ đầu núm vú.
  • Khi mẹ bị áp xe vú lượng sữa mẹ cho con bú sẽ giảm dần.
  • Sữa mẹ lúc này sẽ có mủ và có mùi tanh khó chịu khiến bé không bú được. 
  • Người mẹ có biểu hiện như sốt cao, mệt mỏi, lạnh người và ăn uống kém,...

Mẹ bị áp xe vú có cho con bú được không?

Mẹ bị áp xe vú đến từ nguyên nhân chính là do tắc tuyến sữa hoặc vú bị nhiễm khuẩn gây ra. Khi bị áp xe vú mẹ vẫn cho bé bú bình thường, nếu bị áp xe vú trong thời gian cho bé bú thì cần cho bú đúng cách. Khi thấy phần sữa bé không bú hết hoặc thấy vú cương sữa mẹ cần phải hút ra ngay cho rỗng tia, nếu không sẽ khiến tình trạng bệnh càng nặng thêm.

Với trường hợp mẹ bị áp xe vú khi bé đang trong giai đoạn mọc răng từ 7-8 tháng, các mẹ nên cân nhắc đến việc cho con bú bằng sữa mẹ. Các mẹ có thể vắt sữa mẹ cho bé bú thay vì bú trực tiếp sẽ tốt hơn. Vì khi các mẹ đang trong giai đoạn điều trị bệnh, cần bảo vệ núm vú khỏi các vi khuẩn xâm nhập và tránh bệnh trở nên nặng hơn.  

Những yếu tố làm tăng nguy cơ áp xe vú ở các mẹ sau sinh

Trong giai đoạn nuôi con bằng sữa mẹ, các mẹ cần tránh những yếu tố dưới đây để hạn chế tình trạng áp xe vú: 

  • Mẹ không cho trẻ bú sớm và bú thường xuyên.
  • Mỗi khi cho bé bú mẹ không dây bầu sữa để giúp sữa lưu thông.
  • Mỗi khi cho bé bú xong không vắt bỏ sữa thừa, sữa đọng lại lâu ngày sẽ gây nên tắc tia và ung nhũ.
  • Tắc ống dẫn sữa mà không can thiệp kịp thời.
  • Mặc áo ngực quá chật.
  • Mẹ không vệ sinh cũng như lau đầu vú mỗi khi bé bú xong, điều này sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập từ ngoài vào gây nên viêm tắc tuyến vú. 
  • Mẹ vẫn cho bé bú khi núm vú bị trầy xước, xây xát mà không được vệ sinh sạch sẽ.
  • Sau sinh mẹ bị căng thẳng tinh thần trong thời kỳ cho bé bú hoặc có chế độ dinh dưỡng chưa phù hợp cũng làm tăng nguy cơ bị tắc tia sữa.

Áp xe vú sau sinh có nguy hiểm không?

Mẹ bị áp xe vú là bệnh lý nguy hiểm nếu không can thiệp xử lý kịp thời có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của người mẹ, chất lượng sữa cho con và nhiều biến chứng nghiêm trọng khác, phải kể đến như sau: 

  • Gây mất sữa: Khi mẹ bị áp xe vú, trong sữa có lẫn mủ gây mùi tanh khiến bé không bú được, nếu ổ áp xe vú quá lớn sẽ gây vỡ hoặc hoại tử khiến mẹ bị mất khả năng tiết sữa. 
  • Nhiễm trùng lan rộng: Với những mẹ bầu có sức khỏe yếu đặc biệt là tháng đầu sau khi sinh sức khỏe chưa hồi phục có thể gặp phải tình trạng ổ áp xe lan rộng gây nhiễm trùng sang các cơ quan lân cận. Có những trường hợp gây biến chứng dẫn đến nhiễm trùng máu, suy thận và đe dọa tính mạng người phụ nữ. 
  • Hoại tử mô mỡ vú: Khi không xử lý kịp thời và can thiệp đúng cách, mẹ bỉm sẽ gặp phải các biến chứng như: Nhiễm khuẩn huyết, suy thận, hoại tử các chi và đe dọa tính mạng.
  • Viêm xơ tuyến vú và nguy cơ ung thư vú trong tương lai: Khi mẹ thấy hai vú to nhanh mà không đau, toàn thân mệt mỏi,...cần thăm khám sớm để chọc hút hoặc sinh thiết, phát hiện sớm những bệnh nguy hiểm. 

Áp xe vú và cách đề phòng hiệu quả

Để phòng trường hợp áp xe vú, các mẹ khi cho con bú cần lưu ý những điều sau đây: 

+ Sau khi sinh em bé mẹ nên massage nhẹ nhàng bầu vú giúp ống dẫn sữa thông thoáng, cần cho bé bú càng sớm càng tốt.

+ Phải vệ sinh núm vú đúng cách và sạch sẽ trước và sau khi cho bé bú. 

+ Cần cho bé bú hết cũng như luân phiên hai bên đầu vú, nên vắt hết sữa thừa sau mỗi lần cho bé bú. 

+ Khi xuất hiện hiện tượng tắc tia sữa, phải điều trị ngay để thông ống dẫn sữa.

+ Cần tránh làm xước hoặc nứt núm vú nếu không đây sẽ là điều kiện tốt để vi khuẩn xâm nhập làm viêm tuyến sữa.

+ Khi em bé cai sữa, mẹ nên cai sữa theo phương pháp giảm dần số lượng và số cữ bú trong ngày.

+ Cần giữ tinh thần thoải mái, hạn chế căng thẳng, mặc áo ngực đủ rộng rãi.

+ Để kích sữa về nhanh và nhiều cũng như hạn chế tình trạng viêm tắc tia sữa và áp xe vú ở các mẹ nên dùng kết hợp việc cho bé bú trực tiếp và dùng máy hút sữa để vắt sữa còn dư ra khỏi bầu ngực. Một trong những loại máy hút sữa được nhiều mẹ bỉm tin dùng phải kể đến đó là dòng máy hút sữa điện đôi Spectra S2+ hút sữa 2 giai đoạn với hệ thống hút kín ngăn dòng chảy ngược bảo vệ sức khỏe mẹ và bé. Máy có khả năng điều chỉnh áp lực hút và tốc độ nhịp hút linh hoạt, dễ dàng tìm được chế độ phù hợp. 

 

Mỗi cữ hút chỉ nên kéo dài tối đa 30’ nhằm đảm bảo duy trì tốt nhất thể trạng bầu ngực cho mẹ, cũng như đảm bảo quá trình tái tạo, sản sinh sữa theo đúng cơ chế sinh học. Máy hút sữa Spectra S2+ (S2 Plus) được lập trình tự động tắt máy sau 30 phút sử dụng giúp các mẹ kiểm soát thời gian hút sữa đảm bảo sức khỏe của mẹ. 

 

Spectra Baby hy vọng những thông tin trên đây đã giúp mẹ nắm được những nguyên nhân gây ra hiện tượng mẹ bị áp xe vú, từ đó có những cách phòng ngừa để tránh ảnh hưởng đến mẹ và bé. Khi có bất kỳ thắc mắc hay khó khăn nào cần hỗ trợ trong quá trình nuôi con bằng sữa mẹ, hãy liên hệ đến chúng tôi, chỉ cần có được thông tin bổ ích chúng tôi sẽ cung cấp đến bạn ngay. Để tránh những biến chứng nguy hiểm của áp xe vú, các mẹ cần chủ động phòng tránh bệnh. Nếu có bất kỳ dấu hiệu nào, mẹ hãy nên đến ngay cơ sở y tế để thăm khám và chẩn đoán.

 

Tư vấn miễn phí: 091.600.19.23 (Call/Zalo)

Cẩm nang

Bài viết liên quan

KINH NGHIỆM HÚT SỮA KHI MẸ QUAY LẠI CÔNG VIỆC

KINH NGHIỆM HÚT SỮA KHI MẸ QUAY LẠI CÔNG VIỆC

Trải qua quá trình sinh nở các mẹ sẽ phải trở lại với công việc của mình, lúc này việc hút sữa khi mẹ đi làm là điều khiến các mẹ bỉm quan tâm hàng đầu. Làm sao mẹ đi làm bình thường mà con vẫn bú ...

NHỮNG LƯU Ý KHI SỬ DỤNG MÁY HÚT SỮA DUY TRÌ NGUỒN SỮA MẸ

NHỮNG LƯU Ý KHI SỬ DỤNG MÁY HÚT SỮA DUY TRÌ NGUỒN SỮA MẸ

Ngày nay việc hút sữa bằng máy được nhiều mẹ bỉm lựa chọn, đây là thiết bị không còn xa lạ với những bà mẹ nuôi con hiện đại. Tuy nhiên trong quá trình sử dụng máy hút sữa duy trì nguồn sữa mẹ quý ...

HƯỚNG DẪN HÚT SỮA CHO TRẺ BÚ BÌNH

HƯỚNG DẪN HÚT SỮA CHO TRẺ BÚ BÌNH

Trẻ bú sữa mẹ trực tiếp luôn là lựa chọn tốt nhất, tuy nhiên đôi khi vì lý do công việc hoặc vấn đề sức khỏe, mẹ phải hút sữa cho trẻ bú bình, điều này vẫn đảm bảo dinh dưỡng cho bé. Vậy mẹ đã tìm ...